Samuel Beckett
thư 1929-1940
Nhà văn gốc Ái-Nhĩ-Lan Samuel Beckett (sinh ngày 13 tháng Tư, 1906, từ trần ngày 22 tháng 12, 1989) giải Nobel Văn chương 1969 được coi là một trong năm nhà tiểu thuyết lớn nhất của thế kỷ 20 đứng sau Franz Kafka, Marcel Proust, James Joyce và William Faulkner. Đây là những nhà văn được coi là những bậc thày tiểu thuyết v́ tác phẩm của họ có ảnh hưởng lớn đối với rât nhiều những nhà văn nổi tiếng thế hệ sau. Hầu như cả bốn nhà văn trước đều đă có những tuyển tập thư từ được xuất bản một cách khá đầy đủ. Tuy sách viết tiểu sử Samuel Beckett ngày nay có hàng chục cuốn nhưng thư từ của ông cho đến nay, gần 20 năm sau ngày ông từ trần, mới được cho xuất bản. Tuy đă nổi tiếng trên khắp thế giới từ sau vở kịch Trong Khi Chờ Godot nhưng Samuel Beckett trước đây đă cương quyết từ chối cho in những thư từ giao dịch của ḿnh. Măi cho đến năm 1985 ông mới đồng ư cho hai người ông tin cẩn là Martha Dow Fehsenfeld và Lois More Overbeck tuyển chọn, chú giải trong số hơn 15,000 bức thư c̣n lưu giữ để xuất bản với lời dặn ḍ cẩn trọng “chỉ được xuất bản những bức thư có liên quan tới tác phẩm” của ông và “Xin miễn diễn giải.” Sinh thời Samuel Beckett được biết là một nhà văn có tính cách khác thường: quá kén chọn trong giao dịch nên nhiều khi bị hiểu lầm lả khinh thị thế nhân, sống biệt lập tĩnh lặng nên rất khó tiếp cận, hành vi cũng như văn chương bí ẩn khó hiểu. Quyển Những Bức Thư của Samuel Beckett, Tập 1 giai đoạn 1929-1940 ra mắt vào tháng 4 năm nay do nhà xuất bản của Đại Học Cambridge ấn hành đă đáp ứng sự mong đợi từ lâu không những của những người yêu thích văn chương Samuel Beckett mà c̣n là một tài liệu quan trọng cho giới nghiên cứu giảng dạy văn chương hiện đại và sinh viên chuyên ngành văn cũng như cho những người muốn bước vào nghề văn muốn học hỏi từ bậc thầy này những kinh nghiệm quí báu. Trong số 15,000 bức thư những nhà tuyển chọn biên soạn dự định chỉ in quăng 2,500 bức và dùng khoảng 5,000 bức thư khác trong phần trích dẫn và chú thích. Toàn bộ các thư tuyển chọn sẽ được xuất bản làm 4 tập trải dài giai đoạn 60 đời văn của Samuel Beckett kể từ năm 1929 cho tới năm 1989 là năm ông từ trần.
Tập 1 Tuyển Chọn Những Bức Thư giai đoạn từ 1929 tới 1940 đánh dấu thời gian Samuel Beckett từ chưa được biết tới trong văn giới cho đến khi quyển tiểu thuyết Murphy ra mắt nhưng chưa gây được tiếng vang. Đây là những bức thư Sam viết gửi người thân trong gia đ́nh, bè bạn, và được tuyển chọn nhiều nhất là những bức thư viết gửi cho Thomas McGreevy. Ở góc nh́n quan sát sự h́nh thành của một tác giả văn chương kiệt xuất, giai đoạn này có một tầm quan trọng và một ư nghĩa khá đặc biệt. Khi đọc những quyển tiểu sử Samuel Beckett người ta cũng đă biết sơ lược những nét chính về sự h́nh thành này. Nhưng như nhận xét của Jean-Paul Sartre, những người viết tiểu sử dù có cẩn trọng cách mấy vẫn cứ có khuynh hướng áp đặt một h́nh dạng chung quyết cho nhà văn ḿnh viết tiểu sử. Cho nên không ǵ bằng – qua những bức thư và văn bản giao lưu của chính nhà văn – ta có hy vọng h́nh dung ra một cách chân thực hơn con đường h́nh thành và diện mạo của nhà văn ta muốn t́m hiểu. Như trong các cuốn tiểu sử cho biết về giai đoạn thời trẻ tuổi của Samuel Beckett như sau: Năm 1927 tốt nghiệp văn chương Pháp và Ư ở Trinity College Dublin (Ái-Nhĩ-Lan), dạy học một thời gian ngắn ở Belfast, sau đó được tuyển chọn làm giảng viên Pháp văn cho trường Cao Đẳng Sư Phạm (École Normale Supérieure) nổi tiếng ở Paris thay thế cho Thomas McGreevy, cũng là một giáo sư gốc Ái-Nhĩ-Lan vừa rời trường. Từ đó Samuel Beckett và Thomas McGreevy trở thành hai người bạn thân thiết suốt đời. Cũng chính Thomas McGreevy, tuy sau khi đă thôi dậy ở trường sư phạm nhưng vẫn sống ở Paris, là người đă giới thiệu Samuel Beckett với James Joyce và Richard Aldington. Tom và Sam đă chia xẻ quan niệm văn chương riêng rất mật thiết và tín cẩn nhau. V́ vậy những người tuyển chọn đă cho vào trong quyển Thư Tập 1 rất nhiều thư Samuel Beckett viết gửi Thomas McGreevy. Sau một thời gian ngắn dạy ở trường sư phạm năm 1930 Samuel Beckett quay trở lại làm giảng viên Pháp văn ở Trinity nhưng cũng chỉ được khoảng hơn một năm lại xin từ chức trước sự ngạc nhiên của cha mẹ. Ông viết trong một lá thư vào năm 1931 gửi cho Thomas như sau: “Tom thân mến, Ước ǵ tôi có thể viết cho bạn một bức thư vui vẻ dễ dàng có thông tin (cheerful easy newsy letter) như bức thư bạn gửi cho tôi. Xin lỗi bạn v́ tôi đang không thể nào thoát khỏi được chứng bệnh nghẹt mũi.” Dù nói rằng ḿnh muốn viết những búc thư vui vẻ nhưng thực ra hầu hết thư của Samuel Beckett viết đều có lời lẽ rất u buồn, tối tăm, và gián chỉ. Hơn nữa cách dùng từ ngữ lại rất sáng tạo pha trộn nhiều thứ tiếng v́ ông thông thạo các ngôn ngữ Anh-Pháp-Đức-Ư, bất chấp ngữ pháp hay văn phạm thông thường.
Kể từ tháng giêng 1932 Samuel Beckett ngập lụn trong t́nh trạng thất nghiệp, tinh thần khủng hoảng, đâm đơn xin việc ǵ cũng không được nhận, đi đây đó khi th́ ở Dublin, khi th́ Paris hay London. Trong giai đoạn này Sam bị khủng hoảng tâm lư phải xin bác sĩ tâm thần trị liệu một thời gian ngắn. Túng quẫn về việc làm, Samuel Beckett đă muốn đổi nghề, hết xin làm đạo diễn điện ảnh, làm một tay buôn bán họa phẩm, và cũng đă nộp đơn xin làm phi công dân sự nhưng cũng không đâu nhận ông. Về t́nh cảm, Sam gặp gỡ Nuala Costello ở nhà vợ chồng James Joyce và “nghĩ rằng ḿnh yêu” người phụ nữ này rất có thể v́ chính Nuala Costello là người đă thẳng thắn bảo Samuel Beckett “anh chỉ được cái giỏi nói về những sự thất bại thôi.” Nghe vậy không những Sam không phật ư mà c̣n cho rằng “ đấy hầu như là điều dễ thương nhất từ bao lâu nay chẳng có ai nói ra được với tôi.”. Trong thời gian này Samuel Beckett viết được một quyển sách khảo luận mỏng về Marcel Proust, làm khá nhiều thơ, viết một số truyện ngắn trong đó đang kể nhất là truyện “Dante và Tôm Hùm” nhưng khi xuất bản lại lấy tựa đề là More Pricks than Kicks, và hai tiểu thuyết là Dream of Fair to Middling Women (nhưng không kiếm được nhà xuất bản,) và Murphy (măi cho tới năm 1939 mới được xuất bản.) Thới gian sống ở London này có hai biến cố quan trọng xảy đến: khi cha của Samuel Beckett từ trần ông định quay về sống ở Dublin nhưng bất thành và ông cũng không thể viết ǵ về cha, và sau khi kết hôn với Suzanne Descheveaux-Dumesnil ông đă bỏ ra 6 tháng sang Đức thăm viếng những viện bảo tảng nghệ thuật lớn. Sau khi Đại chiến Thứ Hai bùng nổ, vào tháng 6 năm 1940 ông và vợ cũng như phần đông dân chúng Paris chạy xuống miền Nam là nơi quân Đức đang sắp xâm chiếm. Nh́n chung, đây là giai đoạn bế tắc khốn khó nhất của Samuel Beckett: bệnh hoạn, nghèo túng, là thiên tài nhưng chưa thể hiện được tài năng, chưa t́m ra được một giọng điệu, một ngôn ngữ riêng độc đáo đến nỗi Samuel Beckett cảm thấy không thể viết văn được nữa và coi những ǵ ḿnh viết ra là khiên cưỡng, không cần thiết phải viết ra, và rất vô nghĩa.
Samuel Beckett trong giai đoạn này tuy hằn học riễu cợt khinh miệt rủa xả những chủ nhà xuất bản từ chối in sách của ḿnh nhưng vẫn không ngừng đọc những nhà văn thế giới quan trọng v́ ông là một người hàn lâm uyên bác về văn chương. Lúc đầu ông không thích Proust mấy nhưng lại rất hâm mộ nhà văn nữ Jane Austen. Qua những bức thư viết trong giai đoạn này ta biết được ư kiến của Samuel Beckett về khá nhiều nhà văn, nhiều nhạc sĩ cổ điển, cũng như những họa sĩ nổi danh được người đời yêu mến. Có điều những lời phê b́nh khá lạ thường của ông về họ, phần lớn không ngược lại th́ cũng khác hẳn với ư kiến của phần đông những học giả đương thời. Sự bế tắc trong sáng tác của Samuel Beckett trong giai đoạn này rất tương tự với sự bế tắc về văn chương nhà văn Hungary Franz Kafka đă từng sống trải. Cũng vào thời gian này Samuel Beckett thấy không c̣n thể nào viết văn bằng tiếng Anh được nữa. Khi quyển Murphy không những bị từ chối xuất bản mà chủ nhà xuất bản c̣n khuyên ông hăy viết thứ người đời muốn đọc, trong một bức thư gửi cho một người bạn là Axel Kaun ông giải thích: “Tôi thật càng ngày càng thấy khó viết Anh văn hơn…Và càng ngày tôi càng thấy ngôn ngữ của tôi hiện ra như một tấm vải che mặt ta phải lột bỏ đi để để tới gần những thứ ….nằm đằng sau. Văn phạm với chả văn phong! Với tôi những thứ đó trở thành chẳng đáng kể ǵ nữa…Hay phải chăng văn chương đă bị bỏ lại phía sau trên con đường cũ ṃn hội họa và âm nhạc đă bỏ phế từ lâu rồi…” Và kể từ đó trở đi Samuel Beckett đă quyết định sáng tác bằng Pháp văn. Những tác phẩm được nhiều người biết như vở kich Trong Khi Chờ Godot và phần lớn những quyển tiểu thuyết chính của ông nguyên bản đều là tiếng Pháp. Tuy không viết Anh văn nữa nhưng những dịch giả dịch sách của Samuel Beckett sang Anh văn đều phải hỏi ư kiến ông khi gặp những chỗ không thông hiểu và cũng luôn luôn xin ông biên tập lại bản dịch trước khi xuất bản. Trong hầu hết những bức thư được tuyển chọn in ttrong tập này ngoại trừ những bức thư Samuel Beckett viết cho Nuala Costello là vui tươi, lóng lánh tuy hơi có vẻ khoe ḿnh, phần lớn những bức thư khác đều rất u buồn, bế tắc, cạn kiệt, và đó là những nét chính điển h́nh trên chặng đường trở thành một nhà văn kiệt xuất của Samuel Beckett. Sau khi được đọc (tuy giá khá đắt) Tập I dày trên 800 trang do nhà xuất bản sang trong của đại học Cambridge này, người ta háo hức chờ đợi được đọc ba tập thư kế tiếp như lời hẹn của những người biên tập và của nhà xuất bản. Chúng tôi cho rằng phần trích dẫn và chú giải của hai nhà tuyển chọn có một giá trị đặc biệt. Thứ nhất là phần chú thích v́ ngôn từ của Samuel Beckett không phải dễ hiểu đối với độc giả thông thường, phải là người có khả năng thông thạo nhiều sinh ngữ và có vốn hiểu biết văn chương nghệ thuật thế giới khá xâu, và quen thuộc với cách sử dụng chữ nghĩa của Samuel Beckett mới có hy vọng hiểu đúng điều ông muốn nói. Phần trích dẫn các bức thư không in cũng đóng một vai tṛ quan trọng không kém v́ khi đă được Samuel Beckett dặn ḍ “không được diễn giải” th́ khi muốn minh họa một quá tŕnh h́nh thành đời văn nghề văn của Samuel Beckett chỉ c̣n cách sử dụng tối đa chính những ǵ ông viết ra. Những bức thư này khi được công bố không phải để thỏa măn sự ṭ ṃ về đời tư của Samuel Beckett nhưng để vẽ lại hành trạng văn chương và ngôn từ của nhà văn được coi là rất khó đọc này.
đào trung đạo